Hoạt động và quy mô của các phòng tập gym rất đa dạng. Do đó, tùy vào từng mô hình kinh doanh mà các chi phí mở phòng tập sẽ có sự thay đổi khác nhau. Nhìn chung sẽ có các loại chi phí mở phòng tập gym bao gồm:
1. Chi phí mở phòng tập khi thuê mặt bằng, thiết kế phòng tập và xây dựng cơ sở hạ tầng
1.1. Thuê mặt bằng
Việc lựa chọn mặt bằng vô cùng quan trọng trong việc quyết định chi phí mở phòng tập. Dựa vào định hướng, mô hình kinh doanh có thể lựa chọn mặt bằng phù hợp dựa trên các tiêu chí:
- Vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại, có nguồn khách hàng mục tiêu tiềm năng, khu vực đông dân cư, tạo được sự cạnh tranh khác biệt…
- Giá cả phù hợp với nguồn vốn hiện có
…
Chi phí cho hoạt động này sẽ là chi phí cố định bao gồm: tiền đặt cọc + tiền thuê trả theo đợt.
1.2. Thiết kế phòng tập và xây dựng cơ sở hạ tầng
Sau chi phí thuê mặt bằng sẽ là chi phí xây dựng phòng tập.
Phòng tập có thể xây dựng theo phong cách hoặc nhu cầu của tùy từng chủ phòng. Cơ bản điều có các hoạt động về thiết kế, thi công hoàn thiện trước khi trang bị hệ thống thiết bị luyện tập.
2. Chi phí trang thiết bị
Khi đã xây dựng được ngôi nhà việc tiếp theo sẽ là sắm sửa nội thất cho ngôi nhà đó, phòng tập cũng vậy.
Các chi phí mở phòng tập cho hoạt động này bao gồm:
1.1. Trang thiết bị luyện tập
Đây là chi phí không thể thiếu cho hoạt động của phòng tập. Chủ phòng tập nên lên kế hoạch về các thiết bị cơ bản nhất. Hỗ trợ tốt cho việc cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
1.2. Trang thiết bị quản lý và vận hành
Bên cạnh các trang thiết bị luyện tập các thiết bị quản lý và vận hành phòng tập cũng cần được chú trọng đồng bộ. Các chi phí mở phòng tập này có thể bao gồm:
- Đồ nội thất: quầy lễ tân, bàn ghế, tủ để đồ…
- Đồ dùng trang trí: gương, pano hình ảnh, logo,…
- Vật dụng trang trí: gương, pano hình ảnh, poster dán kính, tranh treo tường
- Hệ thống âm thanh: loa, tivi, đài,…
- Hệ thống điện: đèn, quạt, điều hòa, bảng điện,..
- Dịch vụ tiện ích: tủ lạnh, xông hơi, tắm nóng lạnh,…
- Phụ kiện phòng tập: bao boxing, thảm sàn phòng tập, tập crossfit,…
- Phần mềm quản lý chuyên dụng, máy đo, phân tích chỉ số cơ thể khách hàng…
- Hệ thống an ninh, hệ thống phòng cháy chữa cháy…
3. Chi phí marketing và quảng cáo
Hoạt động marketing, quảng cáo là một cách thức để khách hàng biết đến phòng tập một cách nhanh chóng. Xây dựng được thương hiệu và thu hút khách hàng, tạo điều kiện tốt để gia tăng doanh thu phòng tập.
Hoạt động này có thể thực hiện qua nhiều hình thức online (Website, Facebook, Youtube, Zalo, TikTok,…), offline (Workshop, outdoor, tờ rơi,..)…
Chi phí này được phân bổ và thay đổi tùy từng thời gian, giai đoạn khác nhau. Chủ phòng tập có thể cân nhắc sao cho phù hợp để thúc đẩy kinh doanh.
4. Chi phí nhân sự
Để một phòng tập đi vào hoạt động không thể thiếu sự hiện diện của đội ngũ nhân sự. Và chi phí để đầu tư vào khoản này cũng không thiếu phần quan trọng. Khi đó, chủ phòng tập có thể ước tính dựa trên:
- Số lượng nhân sự làm việc
- Mức công việc của từng bộ phần
- Mức lương cố định cho từng vị trí
- Mức lương thưởng nếu có
- Chế độ dành cho nhân viên
Với mô hình phòng tập gym có quy mô lớn, có thể sẽ cần thêm các vị trí: bảo vệ trông xe, quản lý, nhân viên kinh doanh, lễ tân, đặc biệt là huấn luyện viên. Chất lượng nhân sự tốt tỷ lệ thuận với hoạt động vận hành trơn tru, hiệu quả của phòng tập.
Chi phí nhân sự sẽ chi theo tháng, tổng chi phí có thể chỉ từ vài triệu đến cả trăm triệu mỗi tháng. Chi phí khi mở phòng tập này phụ thuộc vào quy mô phòng tập của bạn cùng số lượng nhân viên, cách sắp xếp công việc. Với phòng tập bình dân thì con số này chỉ vài triệu.
5. Chi phí điện nước
Trong quá trình kinh doanh các chi phí về điện, nước cũng cần được quan tâm. Vì đây là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày trong hoạt động của phòng tập.
Điện nước có thể được xem như một chi phí cố định phát sinh đều đặn mỗi tháng.
6. Chi phí bảo dưỡng, bảo trì
Để duy trì hoạt động lâu dài của phòng tập, bảo dưỡng, bảo trì cần được thực hiện thường xuyên.
Việc vệ sinh máy móc liên tục thường xuyên sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.
Chi phí dành cho việc bảo dưỡng không đáng kể nhưng lại là một khâu khá quan trọng trong việc kinh doanh phòng gym.
7. Chi phí dự phòng
Trong quá trình mở phòng tập có thể phát sinh các chi phí ngoài dự kiến. Để chủ động hơn về vấn đề này, chủ phòng tập có thể bổ sung, dự trù một khoản chi phí có thể dùng khi cần thiết.
Ngoài ra, việc lựa chọn cách thức nhượng quyền cũng mang lại những lợi ịch cho hoạt động kinh doanh phòng tập. Đặc biệt trong việc ước tính và tư vấn về các chi phí cần thiết. Điều này hạn chế được rủi ro nhờ mô hình đã được chứng minh trước đó.
Hiện nay, Ladysfit đã xây dựng, mở rộng hệt thống nhượng quyền trên toàn quốc với các hỗ trợ ưu việt. Tìm hiểu chi tiết ngay tại: Ladysfit.vn