NHỮNG LƯU Ý KHI SOẠN HỢP ĐỒNG THUÊ PHÒNG TẬP

Khi thuê mặt bằng làm kinh doanh chắc chắn nhiều bạn đều nghĩ một cách đơn giản theo kiểu “lên mạng copy cái hợp đồng, in ra về làm thế là xong”. Nhưng thực tế, việc bạn copy hợp đồng mà không hiểu rõ các điều khoản quy định, ràng buộc sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Tôi từng tư vấn và mở hàng chục phòng tập trên khắp Việt Nam, chính bản thân tôi đã gặp phải rất nhiều rắc rối do vậy tôi đưa ra vài lưu ý nhỏ hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường “khởi nghiệp” từ việc mở phòng tập được thuận lợi nhất.

Lưu ý 1: Mọi thỏa thuận về hợp đồng đều thực hiện bằng văn bản

Chúng ta hay bị vấn đề “ngần ngại” khi thỏa thuận hay đàm phán, nhiều khi bạn không dám nói ra mong muốn của bản thân hoặc từ chối đề nghị của người khác. Có những điều khoản thương thảo bạn nói ra, chủ nhà đồng ý nhưng lấp liếm không ghi vào hợp đồng. Mình từng bị một vụ “dịch miễn phí 100%, dịch anh lấy tiền của em làm gì…” và cuối cùng sự ngây thơ đã khiến mình “vỡ mồm” khi họ chỉ giảm 50% tiền nhà.

Sau vụ này, mình đã thuê luật sư thảo hợp đồng và phải chắc chắn điều khoản này được đồng ý mới thuê. Do vậy, không có anh em gì hết, cứ văn bản hoá các bác nhé. Mọi thứ không có trong hợp đồng đều vô nghĩa.

Lưu ý 2: Được phép cho thuê lại, thanh lý hợp đồng

Bạn nên thêm điều khoản này vào trong hợp đồng phòng ngừa rủi ro khi mô hình của bạn hoạt động không hiệu quả. Việc bạn thanh toán số tiền trước đó và tiền cọc có thể rút lại và giảm chi phí “hoàn lại mặt bằng” thông qua việc chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác. Tính toán và giảm tối đa chi phí rủi ro là điều quan trọng.

Lưu ý 3: Huỷ hợp đồng trước hạn và phạt hợp đồng

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cọc 3 tháng, hủy hợp đồng thì đền 3 tháng? trong khi bạn vứt vào phòng tập hơn 2 tỷ và bị chủ nhà huỷ hợp đồng?

Hãy luôn đặt ra những câu hỏi kiểu như vậy, bởi chuyện quái gì cũng có thể xảy ra, hãy đảm bảo bạn xây phương án chặt chẽ, thoả đáng 02 bên khi có rủi ro xảy ra.

Lưu ý 4: Điều kiện thanh toán

Đặt cọc và thanh toán quá nhiều sẽ khiến bạn bị đọng vốn. Cố gắng deal phương án cọc 3 tháng, thanh toán 3 tháng là hợp lý. Nếu bạn dư về tài chính, bạn có thể deal phương án thanh toán 1 năm 1 lần nhưng bù lại chi phí thuê nhà phải giảm hoặc có các điều khoản như bình ổn giá trong 03 năm chẳng hạn. Thận trọng với các chủ nhà, họ luôn đưa ra điều khoản một chiều theo kiểu mỗi năm tăng giá một lần khoảng 10%, điều khoản thông thường hay được áp dụng và hợp lý cả hai bên chính là 2 năm “điều chỉnh” giá một lần, mỗi lần tăng/giảm không quá 10%. Có nghĩa là bạn có thể đàm phán để giảm giá khi thị trường đi xuống hoặc phải chấp nhận tăng giá khi thị trường tốt hơn.

Lưu ý 5: Thời hạn thuê

Hãy đưa phương án kinh doanh dài hạn và đảm bảo hợp đồng thuê nhà tối thiểu 05 năm, đừng bao giờ ký mặt bằng dưới 5 năm. Bạn cứ thử nghĩ mất 1-3 năm mới xây dựng được thương hiệu thì “đùng” một cái phải chuyển mặt bằng…điều gì sẽ xảy ra. Nếu mô hình của bạn tốt hãy mạnh dạn ký hợp đồng 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *